[Mách Bạn] Quy Trình Kiểm Định Cổng Trục Đúng Chuẩn Và Chi Phí Phải Trả Cần Biết

Việc kiểm định thiết bị trước khi được đưa vào sử dụng là điều vô cùng cần thiết, cổng trục cũng không ngoại lệ. Việc kiểm định cầu trục giúp tránh hạn chế tối đa như sự cố gây mất an toàn, gây thiệt hại về người và của. Một quy trình kiểm định cổng trục đúng chuẩn cùng với chi phí kiểm định là điều mà nhiều đơn vị sản xuất rất quan tâm. Hiểu được vấn đề này, trong giới hạn bài viết ngày hôm nay, Cầu Trục CSC xin gửi tới các bạn quy trình kiểm chi tiết nhé!

Lý do phải kiểm định cổng trục?

Cổng trục là thiết bị được yêu cầu bắt buộc phải kiểm định khá nghiêm ngặt giống như cầu trục (theo TT 36-2019/BLĐTBXH). Việc kiểm định cổng trục là một yêu cầu bắt buộc bởi:

  • Thứ nhất, kiểm định cổng trục giúp đảm bảo an toàn lao động cho người vận hành.
  • Thứ hai, để bảo đảm an toàn cho hàng hóa và cơ sở vật chất.
  • Đặc biệt, kiểm định cổng trục giúp phát hiện sớm các vấn đề và khắc phục ngay từ sớm.

Lý do phải kiểm định cổng trục?
Lý do phải kiểm định cổng trục?

Các tiêu chuẩn kiểm định cổng trục cần thiết

Để có quy trình kiểm định cổng trục cần thiết thì trước hết cần có bộ tiêu  chuẩn kiểm định để thông qua đó mọi người có thể đối chiếu và hiểu hơn về quy trình đặc biệt này ở nước ta:

  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, bộ quy chuẩn của quốc gia về an toàn lao động đối với các thiết bị nâng.
  • Tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN 4244:2005 về thiết bị nâng-thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật hiện nay.
  • TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5206:1990 (ST SEV 1718-79) về máy nâng hạ - Những yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
  • Tiêu chuẩn TCVN 5207:1990 về máy nâng hạ - Những yêu cầu an toàn chung
  • Tiêu chuẩn TCVN 5209:1990 về máy nâng hạ - Những yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
  • Tiêu chuẩn TCVN 5179:1990 về máy nâng hạ - Những yêu cầu thử thiết bị thuỷ lực về an toàn
  • Tiêu chuẩn TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Một số yêu cầu chung
  • Quy trình KĐ 09-2016/BLĐTBXH về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện).

Các tiêu chuẩn kiểm định cổng trục cần thiết
Các tiêu chuẩn kiểm định cổng trục cần thiết

Xem thêm: Bán Cổng Trục Là Gì? Tư Vấn Chế Tạo Và Vận Hành Bán Cổng Trục

Quy trình kiểm định cổng trục chi tiết

Kiểm định là quy trình cuối cùng trước khi cổng trục được đưa ra thị trường nhắm đánh giá và kiểm tra chất lượng cổng trục theo quy định của nhà nước. Một quy trình kiểm định cổng trục đúng chuẩn sẽ diễn ra theo các bước các bước cơ bản:

Quy trình kiểm định cổng trục chi tiết
Quy trình kiểm định cổng trục chi tiết

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu trục

Tiến hành kiểm tra về hồ sơ lắp đặt

Kiểm tra bản vẽ, nguồn gốc của cổng trục

Kiểm tra hồ sơ chứng nhận hợp pháp của cổng trục

Nhật ký ghi chép về vận hành, bảo trì, sửa chữa cổng trục

Hồ sơ kiểm định trước đó.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ lắp đặt

Kiểm tra vị trí lắp đặt và các biện pháp an toàn trong khi sản xuất cổng trục.

Kiểm tra tính đồng bộ của cổng trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật

Xem xét các bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, ...) của cổng trục

Đánh giá chính xác tình trạng của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển,...)

Kiểm tra nguồn điện: điện trở nối đất, điện trở cách điện

Kiểm tra vết hở trên kim loại và hàn cứng mối hàn lại. (NDT)

Bước 3: Chạy thử cổng trục

Tiến hành chạy  thử cổng trục để kiểm tra hoạt động của tất cả các bộ phận và cơ chế vận hành của thiết bị. 

Tiến hành chạy thử ở tải trọng bằng 125%SWL và thử tải động ở mức 110%SWL

Bước 4: Ghi chép và rà soát lại kết quả kiểm định

Lập biên bản kiểm định, tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cổng trục, dán tem kiểm định với chữ ký của các bên liên quan (khi đạt yêu cầu)

Cấp giấy chứng nhận nếu kết quả cổng trục đạt yêu cầu.

Thời hạn kiểm định cổng trục là bao lâu?

Cổng trục có thời hạn kiểm định là: 

Thời gian kiểm định định kỳ của cổng trục là 3 năm. 

Thời hạn kiểm định định kỳ với cầu trục đã có thời gian sử dụng từ 12 năm thì là 01 năm.

Thời hạn kiểm định cổng trục là bao lâu?
Thời hạn kiểm định cổng trục là bao lâu?

Do các quy định khác của nhà sản xuất hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng thì thời hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể bị rút ngắn hoặc được thay đổi. 

Chi phí phải trả khi kiểm định cổng trục

Khi tiến hành kiểm định thiết bị cổng trục, bạn sẽ phải chi trả phí kiểm định, cụ thể mức phí  sẽ được Nhà nước quy định tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của cầu trục. Tùy thuộc vào trọng tải mà sẽ có mức phí khác nhau. Cụ thể:

  • Tải trọng dưới 3,0 tấn phí kiểm định sẽ là 700.000VNĐ
  • Tải trọng từ 3,0-7,5 tấn phí kiểm định sẽ là 1.200.000 VNĐ
  • Tải trọng trên 7,5-15 tấn phí kiểm định sẽ là 2.200.000 VNĐ
  • Tải trọng trên 15-30 tấn phí kiểm định sẽ là 3.000.000 VNĐ
  • Tải trọng trên 30-75 tấn phí kiểm định sẽ là 4.000.000 VNĐ 
  • Tải trọng từ 75-100 tấn phí kiểm định sẽ là 5.000.000 VNĐ
  • Tải trọng trên 100 tấn phí kiểm định sẽ là 6.000.000 VNĐ

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy trình kiểm định cổng trục mà Cầu Trục CSC muốn chia sẻ với bạn trong bài viết dưới đây. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp thêm giúp bạn hiểu hơn về quá trình này.

Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt cổng trục thì hãy tham khảo ngay SHM - Đơn vị sản xuất và lắp đặt cầu trục số 1 Việt Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP SHM

Địa chỉ: Số 65 Lô 5 Đền Lừ 2, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0983.648.885 - 0982.330.336

Website: https://shmcranes.vn

Nhà máy 1: Cụm công nghiệp Kim Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Nhà máy 2: 79 đường Chu Mạnh Trinh, Xã Phước Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai.

Facebook: https://www.facebook.com/shmcranes

Twitter: https://twitter.com/shmcrane

Youtube: https://www.youtube.com/@shmcranes

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn