Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cầu trục hoạt động trong nhà xưởng phục vụ sản xuất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cầu trục là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục là như thế nào? Nếu bạn chưa biết thì hãy tham khảo bài viết sau của Cầu trục CSC để hiểu hơn về thiết bị này nhé.
Tổng quan về cầu trục
Nhìn chung, cầu trục là thiết bị nâng hạ được sử dụng phổ biến hiện nay bởi thiết kế nổi bật mang tới những công dụng tuyệt vời.
Cầu trục là gì?
Cầu trục là một thiết bị nâng hạ được chia làm hai loại chính là cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đơn. Thiết bị này có đặc điểm là hoạt động trên hệ thống dầm đỡ được đặt trên cao nhà xưởng. Cầu trục được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có chức năng nâng hạ, di chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị có tải trọng lớn từ vị trí này qua vị trí khác.
Cấu tạo cầu trục
Cầu trục có cấu tạo bao gồm 1 hoặc nhiều palang được gắn trên một khung xe con di chuyển sang trái, phải, dọc theo dầm chính cầu trục dầm đơn hoặc dầm đôi. Dầm chính của cầu trục được liên kết với dầm biên (cơ cấu di chuyển cầu trục) ở 2 đầu dầm chính dạng gối đỡ bằng bulong. Dầm biên có vai trò giúp toàn bộ cầu trục di chuyển trên đường ray bố trí dọc theo chiều dài nhà xưởng. Cầu trục được cấu tạo từ các bộ phận sau:
- Dầm chính cầu trục là dầm đơn hoặc dầm đôi
- Palang, con lợn nâng hạ có tải trọng theo nhu cầu.
- Động cơ di chuyển cầu trục là Motor.
- Hệ thống đường ray di chuyển của cầu trục là ray P hoặc ray vuông.
- Dầm biên.
- Bánh xe di chuyển.
- Tủ điện.
- Hệ điện ngang có nhiệm vụ cấp điện cho palang.
- Hệ điện dọc có chức năng cấp điện cho toàn bộ cầu trục.
- Cabin điều khiển cầu trục.
Nguyên lý hoạt động của cầu trục
Hai dầm chính của cầu trục được liên kết với dầm biên. Trên dầm biên có các bánh xe 4 bánh và động cơ (2 motor). Khi sử dụng, người dùng sẽ tác động lên tay bấm điều khiển bằng điều khiển từ xa hoặc điều khiển đi theo palang. Cầu trục nhận được lệnh từ tay bấm điều khiển dầm biên sẽ di chuyển toàn bộ cầu trục dọc theo nhà xưởng.
Palang nâng hạ được treo phía dưới dầm chính với cầu trục dầm đơn hoặc trên thành dầm với cầu trục dầm đôi. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta sẽ sử dụng tải trọng nâng hạ với các cấp tốc độ khác nhau. Palang có 2 cấp tốc độ chính là 1 cấp - tốc độ nhanh và 2 cấp - tốc độ nhanh và tốc độ chậm. Chúng cũng có giá thành khác nhau, thường thì palang 2 cấp tốc độ có giá thành cao hơn 1 cấp tốc độ.
Cầu trục thường sử dụng nguồn điện 380V/3 pha/50Hz. Tay bấm điều khiển cầu trục sẽ biến thể nguồn điện chính này thành nguồn điện 24V-48V/1 pha/50Hz để người dùng điều khiển sử dụng cầu trục an toàn.
Xem thêm >>> Quy Định An Toàn Khi Vận Hành Cầu Trục Không Phải Ai Cũng Biết
Phân loại cầu trục
Hiện nay trên thị trường có những loại cầu trục phổ biến sau:
- Cầu trục dầm đơn: Có cấu tạo kiểu 1 dầm chính kết nối với dầm biên ở 2 đầu. Cầu trục dầm đơn được thiết kế 1 palang hoặc 1 cơ cấu nâng di chuyển phía dưới dầm chính. Đó chính là cầu trục dầm đơn còn được gọi là cầu trục chạy dưới.
- Cầu trục dầm đôi: Được cấu tạo kiểu 2 dầm chính kết nối bên trên 2 bộ dầm biên ở 2 đầu. Cầu trục dầm đôi thường được thiết kế 1 palang dầm đôi di chuyển phía trên dầm chính. Palang dầm đôi có bộ khung palang với 4 bánh xe độc lập. (Tìm hiểu chi tiết các sản phẩm cầu trục dầm đôi tại https://shmcranes.vn/d/cau-truc-dam-doi)
- Cầu trục quay: Là thiết bị mà thanh cần quay xung quanh 1 cột cố định hoặc xoay quanh trụ đứng gắn trên tường.
- Cầu trục dựa tường: Là loại cầu trục mà 1 bên dầm chạy được gắn lên tường của nhà xưởng. Cầu trục dựa tường có khả năng di chuyển giống với cầu trục dầm đơn và dầm đôi.
- Cầu trục treo: Là loại cầu trục mà cơ cấu di chuyển của cầu trục được treo phía dưới dầm đỡ ray. Cầu trục treo thường dễ bị nhầm với cầu trục dầm đơn bởi cấu tạo của chúng có nhiều nét tương đồng.
Xem thêm >>> Mách Bạn Quy Tắc An Toàn Trong Sửa Chữa Cầu Trục
Đơn vị phân phối cầu trục uy tín
Nếu bạn đang tìm một đơn vị phân phối cầu trục uy tín thì có thể tham khảo Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp SHM là nhà phân phối chính thức tại Việt Nam cho các thương hiệu thiết bị nâng hạ nổi tiếng hàng đầu thế giới. Với tiêu chí “Khách hàng tạo nên công ty”, SHM ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Với đội ngũ kỹ sư kết hợp đội ngũ công nhân được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và tâm huyết với nghề đã giúp SHM chinh phục được những khách hàng khó tính nhất về chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ kỹ thuật của công ty. SHM luôn đảm bảo bạn sẽ sở hữu những sản phẩm cầu trục tốt nhất và những dịch vụ chất lượng nhất.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cầu trục là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục ra sao? Nếu bạn có thắc mắc liên quan tới sản phẩm thì hãy truy cập website Cầu trục CSC để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.